Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội 2023

 

1. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

  • Thói hư, tật xấu.
  • Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
  • Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…

Bản chất của tệ nạn xã hội là những hành vi đi ngược lại với pháp luật và đạo đức con người. Những biểu hiện của con người bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội là lối sống vô tổ chức, coi thường pháp luật, coi thường luân thường đạo lý. Những con người đó đã bị phần con lấn át đi phần người trong con người họ, khiến họ bị tha hoá đạo đức con người.

Hiện nay có nhiều tệ nạn xã hội nổi cộm như tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, tệ nạn bia rượu, đua xe trái phép, nghiện game, cá độ,… Mỗi hình thức tệ nạn lại ảnh hưởng đến xã hội ở mức độ, góc độ khác nhau nhưng có thể thấy đối tượng của các loại tệ nạn là những thế hệ trẻ dễ bị dụ dỗ.

2. Tại sao phải phòng tránh tệ nạn xã hội?

Phòng tránh tệ nạn xã hội là nhằm mục đích tránh những hậu quả xấu của tệ nạn gây nên đối với con người và xã hội xung quanh. Nhưng hậu quả xấu mà có thể thấy như căn bệnh xã hội HIV/AIDS, tội phạm do tệ nạn gây nên, gia đình ly tán, kinh tế thụt giảm,... Những tác hại của tệ nạn này sẽ khiến cho con người, xã hội bị thụt lùi cả về đạo đức, văn hoá và kinh tế.

3. Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội đem lại bao nhiều vấn đề cho con người từ vấn đề về sức khoẻ, vấn đề về gia đình, và cả xã hội phải chịu hậu quả. Những căn bệnh truyền nhiễm từ việc sử dụng ma tuý như HIV, AIDS là căn bệnh thế kỷ hiện nay chưa có những biện pháp chữa trị. Chúng xâm nhập vào từng đối tượng có tệ nạn ma tuý, rồi chúng lây nhiễm sang những người thân của họ. Điều mà không ai muốn đó là bị mọi người cách ly và chết dần mòn trong bệnh tật.

Hơn nữa tệ nạn còn ảnh hưởng đến tâm lý con người, khi không làm chủ được bản thân dễ dàng gây ra những ảnh hưởng đến người thân hoặc người ngoài xã hội. Ví dụ như việc không có tiền hút chích sẽ đi cướp bóc hoặc ăn trộm tài sản người dân, khi bị phát hiện lại có hành vi giết người để bịt đầu mối.

Các biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội chỉ có hại mà không có mặt lợi nào, do đó, việc phòng chống tệ nạn là điều tất yếu nếu chúng ta muốn phát triển.

Để đấu tranh với các tệ nạn xã hội, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giáo dục cụ thể về tác hại của tệ nạn xã hội với thế hệ trẻ

Việc giáo dục luôn cần thiết trong mọi thế hệ khi cảnh báo và tuyên truyền được những tác hại của tệ nạn khiến cho thế hệ trẻ chủ động nhận thức được mối nguy hại từ chúng. Từ đó bản thân sẽ tự động tránh xa mà không cần áp dụng đến những biện pháp mạnh.

  • Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Qua đó nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi người. Nếu mỗi người đều có ý thức về sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội, những quy định của pháp luật thì tệ nạn xã hội sẽ không thể len lỏi vào cuộc sống của người dân được.

  • Kiềm chế sự phát triển của tệ nạn

Chúng ta có thể kiềm chế sự phát triển của tệ nạn bằng các chế tài xử lý. Các hình thức xử phạt mang ý nghĩa răn đe đối với những người thực hiện các tệ nạn. Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để xử lý những hành vi liên quan đến tệ nạn.

  • Đối với riêng tệ nạn ma túy, việc cai nghiện phải được đảm bảo thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Tiếp nhận cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh phải được thực hiện đầy đủ các chính sách và đảm bảo quy trình tổ chức cai nghiện chặt chẽ đúng quy định; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành tại địa phương trong công tác tiếp cận và vận động cũng như hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp tại địa phương; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng mới ít nhất 01 xã, phường, thị trấn lành mạnh không tệ nạn ma túy, mại dâm; nạn nhân bị mua bán trở về có nhu cầu được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định

  • Đối với tệ nạn mại dâm:

- Rà soát, cập nhật thông tin về tình hình các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, tình hình di biến động của các đối tượng có liên quan đến tệ nạn mại dâm; tích cực phòng ngừa, ngăn chặn các vụ vi phạm.

- Tổ chức các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp, chuyển đổi nghề nghiệp, hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc phối hợp cảm hóa, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giới thiệu việc làm, giúp người bán dâm có điều kiện ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa phương trọng điểm và phức tạp. Phối hợp với các ngành liên quan thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm, thông qua đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống mại dâm và xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm.

  • Đối với tệ nạn cờ bạc và rượu bia:

Pháp luật nước đã có những quy định chặt chẽ răn đe những hành vi đánh cơ bạc, sử dụng rượu bia. Những hình thức xử phạt như phạt tiền, phạt tù, cải tạo không giam giữ,…

4. Nêu các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương mà em biết

Về tình trạng tệ nạn xã hội xảy ra ở các địa phương không giống nhau, có những địa phương tình trạng này diễn ra rất phức tạp và nguy hiểm nhưng có những địa phương thì trường hợp dính đến tệ nạn xã hội không nhiều và ở mức độ nhẹ. Do vậy, căn cứ vào tình hình của địa phương, cơ quan chính quyền sẽ đề ra những biện phát phù hợp và có hiệu quả cao đối với địa phương mình.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy cụ thể: tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, các chất tân dược gây nghiện, hình thức đổi mới công tác cai nghiện ma túy, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của xã hội về tệ nạn ma túy.

+ Chính quyền địa phương, gia đình, xã hội cần có sự phối hợp, trong công tác phòng, chống ma túy nhằm hạn chế tình hình nghiện ma túy trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ mặc cảm của người nghiện ma túy khi trở về xã hội, giúp họ có sự hòa nhập cộng đồng khi trở về từ các cơ sở cai nghiện; đồng thời, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trên giúp họ có môi trường làm việc, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo cuộc sống; để họ tái hòa nhập cộng đồng, tránh xa con đường tái nghiện.

+ Phản ánh, biểu dương, nhân rộng mô hình, điển hình trong công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai nghiện, Đội công tác xã hội tình nguyện xã, phường, thị trấn giúp đỡ người cai nghiện, người sau cai, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, học nghề, vay vốn, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả.

+ Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao để giải trí, vui chơi lành mạnh, bổ ích đối với từng lứa tuổi tạo môi trường lành mạnh, để họ tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo, xa ngã vào ma túy.

+ Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội. Chính quyền các xã, phường, thị trấn cần gắn kết hơn nữa với các gia đình, với tổ tự quản của khu dân cư để đề cao vai trò giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma túy.

+ Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em mình; bản thân người nghiện phải có nghị lực, rèn luyện, tu dưỡng để tránh xa tệ nạn ma túy.

+ Cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự chung tay của cộng đồng trong công tác phòng, chống TNXH. Tăng nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác này từ nguồn ngân sách nhà nước cũng như từ nguồn xã hội hóa.

5. Cách phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả nhất?

Để phòng chống tệ nạn xã hội cần tìm hiểu các nguyên nhân của tệ nạn để khắc phục những nguyên nhân đó thật triệt để. Các biện pháp phòng chống tệ nạn cần phải được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng cách được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả thì chắc chắn tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng sẽ được ngăn chặn và tiến tới bị loại ra khỏi đời sống xã hội. Biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội cần thiết nhất là:

+ Ban hành những văn bản pháp luật:

Cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, nhà làm luật quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn xã hội bao gồm có xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự mang tính chất răn đe; những quy định về công tác phòng, chống như Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 chuẩn bị có hiệu lực. Đồng thời các văn bản trong hoạt động quản lý Nhà nước đã đưa ra những hoạch định, chính sách nhằm ngăn ngừa và hạn chế tệ nạn xã hội.

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục:

Đây là một trong những cách hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ trước đến nay, nhằm mục đích giúp cho suy nghĩ, lối sống, ý thức của người dân đúng đắn, tránh sự lệch lạc. Giúp người dân hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động với người thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, thông qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt động xã hội của các tổ chức, hội, nhóm,…

+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội:

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với tệ nạn mại dâm; kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong tệ nạn ma túy; có sự phối hợp giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn xã hội mà có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo về hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép chất ma túy, bạo lực gia đình, mua dâm, bán dâm, hiếp dâm,…

+ Các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: Trong việc đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống kinh tế ổn định thì các tệ nạn xã hội cũng phần nào giảm bớt, vì đời sống người dân ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người cao dần xóa bỏ đi nạn đói, giảm hộ nghèo thì tình trạng tệ nạn xã hội như trộm cướp, cướp giật tài sản cũng sẽ được hạn chế. Về xã hội thì nâng cao trình độ dân trí, kinh tế phát triển, người dân được đi học, được tiếp cận với thông tin, truyền thông, với nền văn hóa văn minh tránh tình trạng mê tín dị đoan, trọng nam khinh nữ hay gia trưởng dẫn đến bạo lực gia đình, hiểu biết hơn về tác hại cũng như cách phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn